Sitemap là gì✔️Cấu trúc sitemap✔️Tạo sitemap cho website✔️Sitemap generator✔️Trang sitemap là gì✔️Cách xem sitemap của website✔️Tạo sitemap cho website WordPress✔️Sitemap website bán hàng✔️Sitemap website là gì✔️Tạo sitemap online
Chắc chắn 100% những nhà webmaster sẽ biết sitemap là gì, cách tạo sitemap, tuy nhiên, nếu bạn không biết tí gì về code vẫn có thể tạo sitemap nhanh trong 3 bước cho web wordpress hoặc web code thủ công (code tay).
Sitemap là gì
Sitemap (sơ đồ website) là danh sách địa chỉ các trang web trên một website. Đây là cách giúp robot tìm kiếm và truy cập nhanh đến các trang web.
Trường hợp robot không thể tự tìm ra các trang web trên website của bạn thì việc tạo và gửi sitemap sẽ đảm bảo rằng robot tìm thấy các trang đó.
Trên mỗi website có 2 loại sitemap:
- Sitemap HTML: là 1 trang thông thường, để liệt kê, sắp xếp các trang web quan trọng trên website, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung mong muốn. Ví dụ: sitemap.html
- Sitemap XML: dành cho robot, là file sitemap.xml đặt ở thư mục gốc của website. Sitemap XML được xây dựng dựa trên chuẩn ngôn ngữ đánh dấu XML (Extensible Markup Language).
Định dạng XML giúp cho đữ liệu được chia sẻ đễ dàng giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nói với Internet.
Ưu điểm của sitemap
+ Tăng khả năng được truy cập của công cụ tìm kiếm, đảm bảo được index.
+ Giúp công cụ tìm kiếm index trang web lớn với nhiều trang mà không được sắp xếp hợp lý hoặc có link nội bộ.
+ Sitemap cho công cụ tìm kiếm biết về sự thay đổi trong cấu trúc website.
+ Cải thiện index của website: Với sitemap thì tất cả những thay đổi dù nhỏ nhất trên các site con cũng được Google bots chú ý và thu thập dữ liệu. Sitemap sẽ thông báo cho Google bots về những trang không có sự thay đổi trên site.
Định dạng của file Sitemap XML
<?xml version=”1.0” eneoding=”UTE=8”2>
<urlset xmlns=”“http: //www.sitemaps. org/schemas/ sitemap/0.. 9>
<–Mỗi URL sẽ bao gồm những thông tin và định dạng như dưới đây: -->
<url> <loc>http: //ur1-địa-chi-bài-viết</1oc> <lastmod>2020-01-01</1astmod>
<changefreq>dai1y</changefreq> <priority>1.0</priority>
</url> <
/urlset>
Trong đó:
- <loc> (location): khai báo địa chỉ đầy đủ của trang web.
- <lastmod>: thời điểm cập nhật gần nhất của trang web: Năm-Tháng-Ngày.
- <changefreq>: khai báo tần suất cập nhật nội dung của trang: Always, Hourly, Daily, Weekly, Monthly… Đây là hướng dẫn của bạn dành cho robot. Nó không tác động đến tần suất robot quay trở lại trang web của bạn.
- <priority>: mức độ ưu tiên của trang web so với các trang khác trên website, nó có giá trị từ 0.0 (ít quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng), giá trị mặc định là 0.5.
Bạn cần biết rằng các máy tìm kiếm giới hạn về kích thước sitemap. Kích thước tối đa của sitemap là: 50.000 URLs và 10MB dung lượng file chưa nén. Các website lớn thường có nhiều sitemap.
Tham khảo ví dụ tại: https:/famemedia.edu.vn/sitemap.xml
Cách tạo sitemap cho website code thủ công (code tay)
Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo file sitemap.xml bằng công cụ miễn phí trên Internet, sau đó đăng ký với Google.
Bước 1: Truy cập vào xml-sitemaps.com và tạo file sitemap.xml Thời gian xử lý tùy theo số lượng bài viết. Khi chạy xong bạn sẽ nhận được danh sách các file sitemap, bạn bắm vào file: sitemap.xml để tải về máy tính.
Lưu ý: công cụ này chỉ cho phép tạo miễn phí tối đa 500 URL.
Bước 2: Chỉnh sửa và đưa lên website Bạn sử dụng chương trình soạn thảo văn bản Notepad để mở file sitemap.xml, có thể đặt lại các thông số Priority cho các URL theo ý bạn, hoặc có thể xóa bớt những URL không quan trọng.
Sau đó, bạn (hoặc nhờ người quản trị web hosting) đây file lên thư mục gốc của website; Ví dụ: hí0://famemedia.edu.vn/sitemap.xml.
Bước 3: Thông báo với Google biết sơ đồ website của bạn bằng cách truy cập vào công cụ Google Webmaster Tool. Nếu không có bước số 3 thì khi truy cập vào website, robot sẽ tìm file sitemap.xml ở thư mục gốc của website.
Bạn có thể sử dụng nhiều file sitemap với tên gọi khác nhau trên một website. Để robot tìm thấy những file sitemap này, bạn có thể khai báo trong file robots.fxt hoặc ping trực tiếp file sitemap tới Google.
Lưu ý: Đối với website bán hàng code thủ công, bạn có thể tạo sitemap theo từng danh mục sản phẩm, sau đó đặt tên file có thể như sau: product1.xml, product2.xml hoặc danhmucsanphamABC.xml, danhmucsanphamXYZ.xml
Sitemap cho website WordPress
Tạo XML sitemap với plugin Yoast SEO
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO cho wordpress.
Bước 2: Sau khi đã kích hoạt plugin wordpress Yoast SEO xong, ở menu SEO bạn chọn Feature rồi kích hoạt On của tính năng XML sitemap rồi nhấn Lưu thay đổi (Save changes) ở dưới.
Bước 3: Sau đó click vào Xem XML sitemap để xem thử sitemap đã được tạo chưa.
Tạo XML sitemap với plugin Google XML sitemap
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Google XML Sitemap từ directory plugin chính thức của WordPress.
Bước 2: Sau khi đã kích hoạt xong, nó sẽ tự động tạo sitemap cho website của bạn.
Bước 3: Bạn mở trang cấu hình plugin bằng việc nhấn Settings rồi chọn XML sitemap để xem sitemap URL của wordpress.
Thông báo sitemap XML với Google Webmaster Tool
Sau khi bạn đã tạo xong sitemap cho website wordpress thì tiếp theo bạn phải thông báo cho Google biết về sitemap của website bạn bằng cách gửi sitemap cho Google.
Bước 1: Xác thực website của bạn với Google Search Console
Bước 2: Tải sitemap lên Google Search Console
Bạn vào giao diện của Google Search Console nhấn vào Thu thập dữ liệu -> Sơ đồ trang web.
Sau đó click vào Thêm/Kiểm tra sơ đồ trang web để thêm sitemap của website bạn vào và nhấn nút Gửi.
Bạn hãy đợi vài ngày để con bots Google xử lý thu thập dữ liệu trang của bạn.