Moz Rank là gì? 5 Tiêu chí đánh giá chất lượng liên kết

Moz Rank là gì
5/5 - (12 votes)

Moz Rank là gì? Moz Rank một trong những kiến thức bạn cần nắm trước khi bắt đầu học các kiến thức về tối ưu tìm kiếm, tối ưu website. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu Moz Rank là gì và 5 Tiêu chí để tăng MOZ rank ngay từ bây giờ.

Moz Rank là gì
Moz Rank là gì

Moz rank là gì

MozRank (mR) cũng là một thước đo về mức độ phổ biến của một trang web, được đo lường bởi Moz.com và hoàn toàn độc lập với Google Pagerank. Nó phản ánh mức độ quan trọng của trang web trên Internet.

Giá trị của MozRank phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các liên kết trỏ đến trang web. Các liên kết đến càng chất lượng thì giá trị mR càng cao.

MozRank (cũng như Pagerank) được tính toán bằng hàm loga. Nó có giá trị trong khoảng 0 – 10. Bạn có thể xem giá trị mR bằng công cụ MozBar (Moz.com/seo-toolbar) hoặc Open Site Explorer (OpenSite Explorer.org).

Do cả PR và mR sử dụng thang đo rất hẹp là 10 đơn vị, nên trong thực tế nhiều trang web có thông số PR hoặc mR bằng nhau nhưng lại có giá trị khác nhau.

Chính vì vậy, bạn nên tham khảo thêm hai thông số khác của Moz là độ uy tín của trang web (PA – Page Authority) và độ uy tín tên miền (DA – Domain Authority) với thang đo 100. PA đánh giá mức độ uy tín của một trang web, còn DA đánh giá mức độ uy tín của toàn bộ website.

Google chủ yếu dựa vào các liên kết để quyết định thứ hạng của các trang web. Càng nhiều liên kết trỏ đến, chứng tỏ bạn “quan hệ” càng rộng và thứ hạng sẽ càng cao.

Khi xây dựng liên kết, điều quan trọng là bạn phải tạo được các liên kết chất lượng. Việc xây dựng liên kết ồ ạt không quan tâm đến chất lượng chỉ khiến cho bạn lãng phí thời gian và nguy cơ rủi ro rất lớn.

1. Trang web có nội dung liên quan (cùng lĩnh vực)

Các công cụ tìm kiếm phân tích nội dung để xác định chủ đề của mỗi trang web. Những liên kết từ trang cùng chủ đề với
trang đích sẽ được đánh giá cao hơn các link khác. 

5 tiêu chí đánh giá chất lượng backlink
5 tiêu chí đánh giá chất lượng backlink

Quá nhiều liên kết từ những trang không cùng chủ đề được xem là xây dựng liên kết quá đà, không tự nhiên và có thể bị phạt.

2. Uy tín của trang web và uy tín tên miền nơi đặt liên kết

a. Các web uy tín thường có động khách hàng
b. Bạn được chú ý nhiều hơn, thương hiệu và uy tín tốt hơn
c. Liên kết tồn tại lâu dài giúp duy trì thứ hạng trang web.

3. Vị trí đặt liên kết trên trang web

d. Liên kết trong bài viết tốt hơn liên kết bên ngoài bài viết
e. Liên kết trong nội dung tốt hơn trong bình luận.

4. Số lượng liên kết ra trên trang web

f. Càng nhiều liên kết ra thì chất lượng từng liên kết
càng giảm
g. Một trang web có nhiều liên kết trỏ đến 1 trang khác thì chỉ 1 liên kết đầu tiên có giá trị (tương đương 1 liên kết) 

5. Chất lượng nội dung và khách truy cập của trang đặt liên kết

h. Những website kiểm soát nội dung càng chặt chẽ thì chất lượng càng tốt
i. Những website có nội dung nghiêm túc thì khách hàng.

Bạn có thể xem độ uy tín của một trang web bằng thông số Google PageRank (Kiểm tra PageRank trang web của bạn
tại http://prChecker.info) hoặc MozRank (xem bằng công cụ MozBar – moz.com/seo-toolbar).

Bạn nên nhớ:

Cái gì dễ dàng có được thì sẽ nhanh chóng mất đi. Những liên kết càng dễ xây dựng thì giá trị càng thấp. Nếu có giá trị thì nó cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

1. Xây dựng nội dung có giá trị: bài viết, hình ảnh, video, infographic… sau đó chia sẻ bài viết trên mạng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram…

10 cách xây dựng backlink hiệu quả tăng MOZ rank
10 cách xây dựng backlink hiệu quả tăng MOZ rank

2. Tạo blog chia sẻ kiến thức và đặt liên kết về website.

3. Đăng bài lên blog hay website của người khác

4. Đăng bài PR trên các báo điện tử có uy tín kèm theo liên kết. Nhiều báo lá cải sẽ tự động copy bài viết, bạn sẽ có
thêm liên kết một cách tự nhiên.

5. Đặt liên kết vào chữ ký khi tham gia các diễn đàn, sau đó đăng bài viết mới hoặc bình luận vào các chủ đề có sẵn.

6. Bình luận trên blog cùng chủ đề kèm theo liên kết.

7. Đặt liên kết trong tiểu sử các tài khoản mạng xã hội mà bạn tham gia như Twitter, Facebook, YouTube, Blog…

8. Đặt liên kết vào phần mô tả khi chia sẻ video lên YouTube, hình ảnh lên Pinterest.

9. Trao đổi liên kết với các đối tác, nhà cung cấp.

10. Sử dụng OpenSiteExplorer.org hoặc Ahrefs.com để kiểm tra các nguồn đặt liên kết của đối thủ.

Ngày nay mạng xã hội đã trở nên phổ biến với rất nhiều người. Tuy nhiên ở Việt Nam có 3 mạng xã hội lớn mà bạn nên quan tâm đó là: Facebook, Instagram và Zalo.

Số lượng người Việt Nam tham gia trên 3 mạng xã hội này rất lớn. Đó là điều kiện để chúng ta quảng bá website, tạo ra lan truyền và tăng lượng truy cập vào website từ mạng xã hội. Đây là một yếu tố quan trọng, bởi vì Google đánh giá rất cao những liên kết và khách truy cập từ các mạng xã hội.