SEO Shopee 2021 | Hướng Dẫn SEO Shopee lên Google

Cách-seo-shopee-2021
5/5 - (38 votes)

SEO Shopee 2021 ✔️ seo shopee là gì ✔️ Chuẩn SEO Shopee là gì ✔️ Lượt xem trên Shopee là gì ✔️ SEO shopee lên Google ✔️ Lượt truy cập và lượt xem trên Shopee là gì. Tham khảo ngay bài viết sau đây

Vì sao bạn nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee với gian hàng chuẩn seo Shopee 2021?

Trong sự phát triển như vũ bão của thời đại bùng nổ công nghệ số, xu hướng mua sắm và bán hàng online đang là một trong những phương thức kinh doanh làm mưa làm gió đe dọa vị thế của các phương thức kinh doanh khác và cũng mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp, nhà bán lẻ tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh thu của mình.

seo-shopee 2021

Khi nói về việc kinh doanh trên các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram… người mua đang phải chịu vô số những mặt tiêu cực như hàng giao không đúng mô tả, bị lừa đảo, việc vận chuyên lâu và cước vận chuyển cao…

Khi gặp những vấn đề trên họ không biết phải phản nàn và khiếu nại tới ai hoặc không được một tổ chức chính thống nào bảo vệ.

Xét trên phương diện người bán hàng, việc kinh doanh trên mạng xã hội ngày càng khó khăn hơn khi hàng loạt chính sách của đơn vị chủ quản thực hiện việc “bóp reach” khiến cho chỉ phí quảng cáo ngày càng tăng.

Cộng với chính sách kiểm duyệt nội dung và khóa tài khoản tự động, khóa page tự động dẫn đến nhiều nhà bán hàng bị sụt giảm doanh số thê thảm.

Đây chính là thử thách rất lớn cho những nhà bán hàng mới. Chính trong giai đoạn này, sàn thương mại điện tử xuất hiện tại Việt Nam và giải quyết được hầu hết những vấn đề trên:

Xét trên góc độ người mua 

  • Giá rẻ hơn: Khi mua trên sàn, người mua sẽ được mua hàng với mức giá rẻ nhất, nhiều khi có những sản phẩm bán với mức giá khó tin.
  • Ưu đãi về vận chuyển: Các Sàn đua nhau đốt tiền trong việc xây dựng hệ thống logistic, vận chuyền, kho bãi và tung ra các mã miễn phí vận chuyền đề thu hút khách hàng. Đặc biệt khi vào thị trường Việt Nam Shopee chỉ tập trung giải quyết một vấn đề mà người mua lo lắng nhất đó là vận chuyền bằng cách tung ra 4 đến 8 mã MPVC hàng tháng, riêng điều này cũng đã khiến cầu tiêu dùng của khách hàng tăng cao. Không nằm ngoài cuộc đua đó Tiki, Lazada, Sendo cũng tung ra các chính sách đê việc vận chuyền được nhanh hơn. Ví dụ như Tiki Now giao hàng từ 2h-3h, Shopee kết hợp với Grab để vận chuyển nhanh hơn đến với người mua.
  •  Được bảo vệ tốt hơn: Với mạng xã hội, khi giao dịch chỉ là giữa người mua với người bán nhưng với sàn khi giao dịch sàn sẽ đứng ra và đảm bảo quyền lợi giữa người mua và người bán. Với bất kì khiếu nại nảo, với vai trò trọng tài sàn sẽ giải quyết giúp môi trường thương mại được minh bạch hơn.
  • Quyền lực cao hơn: Khi khách hàng mua hàng trên sàn họ được quyền so sánh, đánh giá, quyết định. Với những shop có tỉ lệ đánh giá và lượng hàng bán ra cao hơn, khách hàng đều được nhìn nhận và ra quyết định xem liệu mình sẽ chọn sản phẩm nào để mua.
  • Thanh toán thuận tiện hơn: Với hai cách phô biến là tiền mặt và ví điện tử sàn đang giúp người mua được lựa chọn sao cho thuận tiện nhất, thậm chí còn hoàn tiền nếu như khách thanh toán bằng ví.

Xét trên góc độ người bán

  • Mở gian hàng miễn phí: Nhà bán hàng được mở gian hàng online mà không mắt bắt cứ chỉ phí nào. Đối với cá nhân chỉ cần Chứng minh thư, tài khoản ngân hàng. Đối với doanh nghiệp thì cần giấy Đăng kí kinh doanh, tài khoản ngân
    hàng doanh nghiệp.
  • Nhiều chương trình tăng sale: Trợ giá, Siêu sale, Big campaign… là những chương trình mà chỉ riêng các sàn làm ra để kéo khách hàng về cho người bán. Trợ giá là chương trình sàn hỗ trợ người bán một khoản tiền để bù lại việc giảm giá. Sàn cũng tô chức những ngày siêu sale. Đặc biệt trong 4 tháng cuối năm doanh số cao gắp 2 – 5 lần tháng khác.
  • Hỗ trợ tối đa: Nếu như với các mạng xã hội để gặp được và có sự hỗ trợ là điều xa vời thì sàn luôn luôn có đội ngũ làm việc 24/24 (Shopee) hỗ trợ bất cứ vấn đề nào mà bạn gặp phải. Bạn có thể email hoặc gọi điện, miễn sao tiện cho bạn. Hỗ trợ vận chuyên: Không thể không nói tới các chương trình hỗ trợ vận chuyền, vì hỗ trợ cho người mua cũng là hỗ trợ cho người bán.
  • Thuật toán rõ ràng: Với mạng xã hội gần như bạn phải dự đoán thuật toán, nhưng với sàn các thuật toán đó tương đối rõ ràng và chỉ cần tối ưu theo thuật toán thôi đã có lợi thế rất lớn.
  • Cộng đồng rộng lớn: Bản thân các sàn cũng tổ chức ra các cộng đồng đề hỗ trợ người bán, ở đây mọi người được chia sẻ và học tập, thậm chí tô chức các chương trình team building để gắn kết nhau hơn (Lazada).
  • Chỉ phí bán hàng thấp: Hiện tại Shopee đang thu người bán 2% phí trên mỗi đơn hàng thông qua thanh toán COD, miễnphí khi thanh toán qua AirPay, các sàn khác cũng có mức thu phí rất thấp, ngoại trừ Tiki.

7 yếu tố giúp kinh doanh thương mại điện tử thành công với cách SEO Shopee 2021 mới nhất

Có rất nhiều yếu tố để kinh doanh thương mại điện tử thành công, nhưng chúng ta nên tập trung vào 7 yêu tô cót lõi để tránh dàn trải nguồn lực, các yếu tố đó là:

Khách hàng: Phải đồng ý rằng, bất cứ một thị trường nào chúng ta cũng phải lấy khách hàng của mình làm trung tâm. Mỗi sàn thương mại điện tử không bao quát tất cả phân khúc mà luôn lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu.

Cách-seo-shopee-2021

Điều này giải thích cho việc tại sao kinh doanh trên sản này tốt mà chuyển sang sàn khác lại làm không tốt. Ví dụ Shopee tập trung vào nhóm khách hàng nữ, độ tuổi từ 18 đến 35;

Lazađa chủ yếu là tệp khách nam nhiều hơn. Vì thé khi lựa chọn bất cứ sàn nào đề làm các bạn cần xác định trước khách của mình là ai.

Sản phẩm: Khách hàng khác nhau dẫn tới việc lựa chọn sản phẩm cũng khác nhau và việc lựa chọn sản phẩm chiếm tới 60% sự thành công khi làm trên sàn thương mại điện tử. Với Shopee, những loại mặt hàng bán tốt là Thời trang, Làm đẹp, Thực phẩm và thực phẩm chức năng; Với Lazada, các mặt hàng về Công nghệ, Thời trang, Điện tử lại là những sản phẩm bán chạy nhất; Tiki thì phù hợp với các mặt hàng chính hãng, giá trị cao.

Nguồn hàng:

“Đừng bán hàng trên sàn nếu không làm chủ nguồn hàng”. Việc dễ dàng bán hàng trên sàn dẫn tới sự
cạnh tranh về giá cực kì khốc liệt nên việc làm chủ nguồn hàng luôn là ưu tiên hàng đầu.

Nguồn hàng 70% là của Trung Quốc. Ngoài ra các xưởng gia công ở Việt Nam cũng rất nhiều lựa chọn cho người bán. Và đây là nghiệp vụ đầu tiên các bạn phải có được, nghiệp vụ Nguồn hàng tận góc.

Bán hàng:

Có được nguồn hàng tốt, nắm bắt được xu thế, việc còn lại là làm sao bán được hàng trên các sàn. Mỗi sản thương mại điện tử đều có luật riêng và quy luật chuẩn SEO đây sản phẩm lên TOP là một trong những yếu tố giúp
bạn bán hàng tốt hơn.

Ngoài ra các sàn còn cho phép chạy quảng cáo đề tăng khả năng hiển thị của sản phẩm, nhà bán
cũng nên tận dụng toàn bộ những cách chạy quảng cáo để có được doanh thu.

Chăm sóc khách hàng:

Chỉ phí để có một khách hàng mới luôn đắt hơn so với việc để khách hàng cũ quay lại. Vì vậy, các điểm chạm trước bán, trong bán và sau bán bạn đều phải làm tốt.

Áp dụng công nghệ Chatbot (tạo chatbot miễn phí  tại Tawk.to) là những cách khiến những chú cá của bạn chui vào trong ao, khi có sản phẩm mới hay chương trình khuyến mãi hãy nhắn cho họ và khai thác trong suốt quá trình này,

Xây dựng thương hiệu:

Việc cạnh tranh giữa người bán với nhau sẽ ngày càng khốc liệt, vậy yếu tố nào khiến chúng ta khác biệt so với đối thủ, đó chính là xây dựng thương hiệu cho gian hàng và sản phẩm của mình.

Định vị thương hiệu, tạo cho thương hiệu mình một tính cách và luôn luôn lắng nghe khách hàng sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên khỏe mạnh hơn, cường tráng hơn đề cạnh tranh với các tên tuổi khác.

Traffic ngoại:

Đây là một trong những từ khóa mà những nhà bán hàng lớn vẫn truyền tai nhau. Đem được traffie (khách truy cập) từ các mạng xã hội hay Google về gian hàng của bạn cũng là cách để sàn đánh giá gian của bạn cao hơn, vừa bán được hàng, vừa được ưu tiên lên TOP.

Bắt kỳ nhà bán hàng nào trên sàn thương mại điện tử đều hiểu tầm quan trọng của SEO trong việc nâng cao thứ hạng sản phẩm, gian hàng của mình.

Mỗi sàn đều có những trọng số riêng đề đánh giá và gia tăng thứ hạng cho sản phẩm hoặc gian hàng. Theo thống kê, traffic đến từ SEO chiếm tới 50% tông số Traffic trên Shopee và tỉ lệ chuyên đôi là 2%.

Để chuẩn SEO trên sàn Shopee chúng ta cần hiểu rõ rằng nền tảng hoạt động của Shopee là Mobile. Tất cả những thuật toán giúp Shopee nhận diện và ưu tiên thứ hạng đều có sự liên quan đến điều này, đây là điều khác biệt lớn nhất so với việc SEO web trên Google.

Ngoài ra các trọng số về SEO có tính biến động theo thời điểm, nên việc làm SEO trên Shopee cần tối ưu thường xuyên, tùy theo sự thay đổi của các thuật toán của đơn vị chủ quản.

Phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách SEO gian hàng và sản phẩm trên Shopee 2021.

7 bước SEO gian hàng Shopee

Khác với những sàn thương mại điện tử khác, khi tìm kiếm một từ khóa trên Shopee, vị trí hiển thị đầu tiên sẽ là hiển thị Shop, nằm trên cả danh sách sản phẩm.

ban-hang-tren-shopee

Ví dụ: Khi tìm kiếm từ khóa “’Khẩu trang” 

Làm thế nào để gian hàng của bạn nằm trên trang đầu của kết
quả tìm kiêm trên Shopee?
Dưới đây là 7 yếu bạn cần tối ưu

1. Tên đăng nhập:

Viết liền không dấu, chứa từ khóa. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên đặt tên đăng nhập theo công thức:
Tên ngành hàng.tên sản phẩm.đặc điểm nổi bật

Ví dụ: Thoitrangnam.somi.3s

2. Tên Shop: Ngành hàng + Tên thương hiệu + Đặc điểm nôi bật

Ví dụ: Gia dụng TIDU giá rẻ, Thời trang nam 3s xuất khẩu,…

Tên shop có ít nhất 5 kí tự và không quá 30 kí tự. Tên shop có thể viết tiếng Việt có dấu. Tên shop có thẻ thay đồi trong vòng 30 ngày.

Tên shop nên bao gồm từ khóa chứa sản phẩm mà bạn bán, trong trường hợp bán nhiều sản phẩm không liên quan đến
nhau không nhất thiết phải như vậy.

Không để thương hiệu hoặc nhãn hiệu đã đăng kí bản quyền trong tên shop. Không để địa chỉ, số điện thoại liên lạc trong tên shop.

Không để thông tin website và sàn thương mại điện tử khác trong tên shop.

3. Mô tả shop:

Trong tất cả các thông tin mà nhà bán hàng có thể chỉnh sửa thì chỉ có mô tả shop được phép đề số điện thoại, địa chỉ, website của chủ shop. Vậy nên khi mô tả shop cần tận dụng triệt để 3 yếu tố này. Ngoài ra, bạn nên nhắc đến các sản phẩm chính bán trong shop.

4. Lượt theo dõi shop:

Đây là yếu tố quan trọng để Shopee đánh giá thứ hạng của shop, lượt theo dõi càng nhiều chứng tỏ shop đang được quan tâm.

Ngoài ra đây cũng là một trong những tính năng giúp ích rất nhiều trong tương lai cho nhà bán hàng, khi có sản phẩm mới hoặc chương trình flash sale của shop thì những, người theo dõi cũng sẽ nhận được thông báo. Chúng ta nên tối ưu đề có lượt theo đõi thật từ người dùng, chứ không nên quá tập trung vào việc tăng lượng theo dõi ảo.

5, Số lượng sản phẩm liên quan:

Trong shop có càng nhiều sản phẩm liên quan đến từ khóa tìm kiếm thì sẽ càng được Shopee đánh giá độ phù hợp với từ khóa đó và ưu tiên hiển thị.

6. Lượt đánh giá:

Là trung bình cộng của tất cả các đánh giá sản phâm, càng nhiêu đánh giá 5* càng giúp bạn có ưu thế hiển
thị shop trên trang tìm kiếm.

7. Tỉ lệ phản hồi và thời gian phản hồi:

Đây là tỉ lệ shop trả lời tin nhắn của khách hàng và thời gian trung bình khách hàng phải chờ đợi để shop phản hồi. Đề tăng tỉ lệ này có I “tip” nhỏ là lấy 1 tài khoản Shopee khác chat qua lại với shop đê kéo các chí số này lên.

Ngoài ra, các yêu tố khác như Thời gian chuẩn bị hàng, Tỉ lệ hủy đơn… cũng là chỉ số bạn cần tối ưu để tăng uy tín của gian hàng.

7 bước SEO sản phẩm trên Shopee

Hành vi và trải nghiệm của người mua có liên quan mật thiết tới việc điều chỉnh các thuật toán, vì vậy những yếu tố nào khiến trải nghiệm của khách hàng tốt sẽ là những yếu tố có được ưu thế.

Trong suốt 6 năm làm thương mại điện tử, tôi đúc rút ra rằng làm SEO sản phẩm trên sàn thì yếu tô chuẩn SEO về mặt kỹ thuật chỉ là yếu tố nhỏ, mà chuẩn SEO theo hành vi mua hàng mới là yếu tô quyết định.

Trong nội dung bài viết, tôi sẽ đề cập tất cả các yêu tố để chúng ta SEO cả về mặt kĩ thuật lẫn chiến thuật. Và chúng ta phải đồng ý với nhau rằng, mục đích cuối cùng của “Chuẩn SEO” phải là bán được hàng

Khi mua hàng trên sàn, đa só khách hàng chí quan tâm tới sản phẩm, và hầu như không quan tâm rằng shop hoạt động ra sao. Các chỉ số để người mua ra quyết định mua sản phâm hầu hết là: đánh giá, số lượng bán ra, giá thành trên sản phẩm.

Dưới đây là 7 bước giúp bạn tối ưu sản phẩm “chuẩn SEO” trên sàn Shopee

1. Tiêu đề sản phẩm: Sai lầm của hầu hết các nhà bán hàng là chỉ sử dụng tiêu đề có định trong suốt vòng đời của sản phẩm. Bạn nên nhớ rằng hành Mi tìm kiếm của khách hàng mỗi vùng miền.

Tiêu đề là yếu tố xếp hạng quan trọng và Shopee không cho phép “ spam tiêu đề”. Do vậy, bạn luôn phải đặt mình trong tâm thế liên tục tối ưu tiêu đề.

Tiêu đề nên đặt theo khuôn dạng sau: [GIẬT TITLE| + TÊN SẢN PHÁM + THƯƠNG HIỆU + ĐẶC ĐIÊM NÔI BẬT

Ví dụ: [XẢ KHO 3 NGÀY] MÁY SÂY TÓC DELIYA HAI CHIÊU NÓNG LẠNH

Việc đặt tiêu đề như trên về mặt chuẩn SEO kĩ thuật có vẻ như không hợp lý vì các kí tự đầu tiên lại không bao gồm từ khóa cân SEO. Nhưng giữa hàng trăm sản phẩm hiện ra trước mắt khách “hàng, bắt buộc bạn phải nổi bật về tiêu đề bằng việc giật title để thu hút sự chú ý ý của khách hàng.

Lựa chọn từ khóa phù hợp: Trước khi viết tiêu đề, bạn nên tìm hiểu xem cùng một sản phẩm thì khách hàng có những cách gọi nào và bằng các công cụ nghiên cứu hành vi tìm kiếm bạn sẽ biết được khách hàng đang dùng câu từ như thê nào để gọi tên sản phẩm nhiều nhất, từ đó chọn từ khóa phù hợp đề đặt tiêu đề. 

Các từ khóa được tìm kiếm nhiều đồng nghĩa với sự cạnh tranh nhiều, bạn có thể chọn từ khóa ít cạnh tranh hơn đề chiếm ưu thế, Một số chủ shop chỉ copy tiêu đề của những sản phẩm đã lên top 1 để tiết kiệm thời gian, đây cũng là một cách tất hay.

Tránh spam từ khóa: Đối với một số sàn như Lazada việc spam từ khóa được cho phép nhưng với Shopee việc đó bị cắm.

2. Mô tả sản phẩm: phải chứa ít nhất 3 từ khóa chính, được sử dụng tối đa 18 hash tag. Đây chính là cách để “spam” từ khóa, tối ưu trafic. Lưu ý ở phần mô tả không được đề địa chỉ, số điện
thoại, đường link các trang web khác.

3. Ảnh, video sản phẩm

  • Kích thước ảnh tối ưu là 640x640px hoặc 1280x1280px
  • Tên file ảnh không dấu, gạch nói bằng “_”
  • Định dạnh ảnh đuôi “JPG”
  • Dung lượng ảnh dưới MB
  • Video chỉ đăng được bằng điện thoại và thời lượng dưới 60s

4. Traffic: Đây là một trong những yếu tố sống còn cho sản phẩm muốn lên top trên Shopee. Khi sản phẩm mới đăng thì rất khó có được traffic tự nhiên, vì thế bạn phải sử dụng các kênh marketing ngoại (quảng cáo, email, chatbot…) để gia tăng traffic cho sản phẩm.

Những nguồn traffic lớn nhất cho Shopee là: YouTube, Facebook, Instagram và Tiktok. Trafic đổ về từ những nguồn này được đánh giá là tốt nhất và hiệu quả khi bán hàng trên Shopee

5. Tỉme on site: Thời gian khách hàng ở lại để xem sản phẩm của bạn càng lâu chứng tỏ sự quan tâm của họ càng lớn. Hơn 95% khách hàng mua trên Shopee là sử dụng di động và họ chỉ mất 20 giây đẻ quyết định mua hàng. Do vậy, bạn cần tối ưu về nội dung và hình ảnh một cách tối đa. Việc có video trong sản
phẩm cũng giúp cho tỉ lệ “Time on site” được mạnh hơn.

6. Conversion Rate: Tỷ lệ chuyên đổi khách ghé thăm thành người mua hàng càng lớn chứng tỏ khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn. Khi đó, Shopee sẵn sàng đổ traffic nhiều hơn cho sản phẩm của bạn.

7. Review Rating: Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng tỉ lệ chuyên đổi và giữ chân khách hàng là đánh giá của những khách hàng khác về sản phẩm. Điều này còn giúp thuật toán của Shopee đánh giá sản phẩm có chất lượng tốt và tiếp tục ưu tiên hiển thị.

Do vậy, ngay khi đăng sản phẩm, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là tăng đơn hàng và rating. Bạn hãy tận dụng các mối quan hệ thân thiết, tặng quà cho khách hàng khi hoàn thành việc đánh giá.

Chăm sóc khách hàng bằng Chatbot

Tìm được khách hàng đã khó, làm sao để giữ chân và bán tiếp nhiều lần cho mỗi khách hàng là điều bạn cần nghĩ tới ngay từ bây giờ. Theo thống kê, chi phí để một khách hàng mới mua đơn hàng đầu tiên bằng 7 lần chỉ phí để khách hàng cũ mua tiếp.

6 bước để giữ chân khách hàng và upsell bằng Chatbot:

Bước 1: Bạn sử dụng SEO và quảng cáo đề kéo traffic vào sản phẩm trên sàn.

Bước 2: Khách đặt hàng, giao hàng cho khách. Bạn gửi sản phẩm kèm theo một bức thư, bên trong chứa link hoặc mã QR Code đề kích hoạt bảo hành, nhận voucher, nhận quà miễn phí, hoặc đơn giản là để được hỗ trợ / nói chuyện trực tiếp với chủ shop.

Bước 3: Khách được kết nối vào chatbot. Trong chatbot, bạn cài đặt kịch bản tự động gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng mỗi ngày.

Bước 4: Bạn đề nghị khách hàng đánh giá sản phẩm đã mua, đổi lại bằng 1 voucher hoặc phần quà hấp dẫn (giá trị sử dụng cao, giá vôn thấp).

Bước 5: Khi triển khai chiến dịch SALE, hay khi tung sản phẩm mới, bạn dùng chatbot gửi tin nhắn đến tất cả khách hàng để mời khách hàng vào mua với giá ưu đãi.

Bước 6: Bạn có thể gia tăng thu nhập từ khách hàng cũ bằng cách gửi tin nhắn giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bạn bè thông qua chương trình tiếp thị liên kết.

Tôi mong rằng những chia sẻ ở trên có thể giúp ích bạn phần nào trong việc tăng doanh số khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee. 

Các câu hỏi thường gặp khi làm SEO Shopee

Thu hút khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm Sản phẩm hiển thị ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm
1. Tên đăng nhập: 2. Tên Shop: Ngành hàng + Tên thương hiệu + Đặc điểm nôi bật 3. Mô tả shop: 4. Lượt theo dõi shop: 5, Số lượng sản phẩm liên quan: 6. Lượt đánh giá: 7. Tỉ lệ phản hồi và thời gian phản hồi:
1. Tiêu đề sản phẩm 2. Mô tả sản phẩm 3. Ảnh, video sản phẩm 4. Traffic 5. Tỉme on site 6. Conversion Rate 7. Review Rating