Từ khóa trong SEO là gì

từ khóa là gì
5/5 - (14 votes)

Từ khóa trong SEO là gì✔️Bộ từ khóa là gì✔️Từ khóa là gì✔️Từ khóa chính và từ khóa phụ✔️9 bước nghiên cứu từ khóa trong SEO. Xem ngay để được giải đáp các thắc mắc về từ khóa seo là gì.

từ khóa trong seo là gì

Từ khóa trong SEO là gì

Đó là cụm từ mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm thông tin. Nếu website của bạn xuất hiện trên trang 1 của kết quả tìm kiếm thì cơ hội để có khách hàng là rất lớn.

Vậy làm thế nào để biết khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm bằng từ khóa gì, bao nhiêu lượt tìm mỗi tháng,… và cuối cùng bạn lựa chọn từ khóa gì để làm SEO tổng thể – đó phải là những từ khóa đem lại hiệu quả kinh tế.

Mỗi từ khóa chính là một nhu cầu của thị trường. Việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn biết được nhu cầu cao hay thấp; sản phẩm, dịch vụ nào có thể bán chạy và nên tập trung, đồng thời giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng, giúp tăng tỷ lệ khách ghé thăm trở thành người mua hàng.

Hàng ngày có hàng ngàn từ khóa mới được tìm kiếm trên Google. Ban đầu những từ khóa này có lượng tìm kiếm ít, nhưng bù lại mức độ cạnh tranh gần như không có, dễ đưa lên trang đầu Google.

Những chuyên gia kiếm tiền trên mạng thường lựa chọn SEO từ khóa mới theo xu hướng.

9 bước nghiên cứu và lựa chọn từ khóa

Chọn đúng từ khóa sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, giúp bạn có khách hàng và tăng tỷ lệ mua hàng. Bạn nên chọn những từ khóa gân nhât với sản phâm, dịch vụ đang cung cấp.

các bước nghiên cứu từ khóa seo

 

Hoặc có thể là những từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiêm. Nguyên tắc lựa chọn từ khóa như sau:

1. Người tìm kiếm là khách hàng mục tiêu của bạn

2. Có lượng tìm kiếm (nhu cầu) đủ lớn

3. Mức độ cạnh tranh càng thấp càng tốt

4. Xu hướng thị trường đang lên hoặc không giảm.

Từ khóa càng dài nghĩa là thị trường càng hẹp và ít đối thủ hơn. Nhưng bù lại SEO sẽ dễ hơn và tỷ lệ mua hàng cũng cao hơn.

Khi làm SEO một lĩnh vực mới, tôi luôn lựa chọn SEO từ khóa đài trước, vừa đễ làm, vừa có khách hàng chỉ sau một đến hai tuần. Bạn hãy nhớ rằng những người tìm kiếm từ khóa dài mới là những người đang có nhu cầu mua hàng thực sự.

Dưới đây là 9 bước giúp bạn tìm được từ khóa đem lại ROI cao:

Bước 1: Trả lời câu hỏi

  • Bạn bán sản phẩm, dịch vụ gì trên website của mình?
  • Khách hàng của bạn là ai, họ đang có nhu cầu gì?

Nhiều khi khách hàng chưa biết sản phâm nào có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Họ chỉ đơn giản tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đang gặp phải. Bạn sẽ tìm được nhiều từ khóa nếu bạn trả lời chỉ tiết các câu hỏi:

  • Khách hàng đang gặp phải những vấn đề gì?
  • Lợi ích sản phẩm của bạn đem lại cho khách hàng?
  • Những tính năng nồi bật để tạo ra các lợi ích đó?
  • Những khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường?

Bước 2: Liệt kê các từ khóa mà bạn cho rằng khách hàng có thể dùng đề tìm kiếm.

Bạn có thể hỏi ý kiến của khách hàng, bạn bè, đồng nghiệp xem họ sẽ tìm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như thế nào.

Các từ khóa thường là tên của sản phẩm, loại sản phẩm, hoặc những thông tin liên quan mật thiết đến sản phẩm mà bạn đã liệt kê trong bước 1.

Ví dụ: máy tính, máy tính xách tay, sửa chữa máy tính, cửa hàng bản máy tính “Hà Nội… học seo ở đâu tốt, seo là gì, hướng dân SEO website…

Bước 3: Tìm từ khóa liên quan bằng KeywordTool.io

keywordtool là gì.jpg

Bạn cần lưu ý thêm các trường hợp sau:

Khách hàng gõ từ khóa sai chính tả, ví dụ: máy tính sách tay. Nếu bạn chỉ chọn từ khóa đúng chính tả, bạn đang bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng.

Văn hóa vùng miền hay ngôn ngữ địa phương. Ví dụ: Người miền Bắc gọi là “váy” nhưng người miên Nam gọi là “đầm”… Bạn hướng đến khách hàng vùng nào thì sử dụng ngôn ngữ địa phương vùng đó.

Bước 4: Xem Google gợi ý những từ khóa nào?

Trên ô tìm kiếm, khi bạn gõ bất kỳ từ nảo thì Google sẽ gợi ý các từ tiếp theo. Đây là những từ khóa được nhiều người tìm kiếm và được xuất hiện cùng với nhau trong nhiều bài viết trên mạng.

seo fame media.jpg

Ngoài ra, nếu bạn để ý sẽ thấy ở phía dưới trang kết quả tìm kiếm có danh sách những từ khóa liên quan được Google gợi ý.

Kết thúc bước 4, bạn đã có được danh sách với rất nhiều các từ khóa tiềm năng. Công việc tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra lại số lượng tìm kiếm của từng từ khóa và bồ sung thêm những từ khóa mới.

Bước 5: Kiểm tra lượng tìm kiếm của các từ khóa trong danh sách.

Bạn sử dụng công cụ “Keyword Planner” — công cụ lập kế hoạch từ khóa, hoàn toàn miễn phí của Google.

Để truy cập vào công cụ này bạn tìm trên Google từ khóa [ Keyword Planner ] bắm vào kết quả đầu tiên và đăng nhập với tài khoản Google. Bạn sẽ dễ dàng thấy rằng, Keyword Planner là một công cụ trong bộ công cụ Google Ads.

Giả sử bạn có website bán Laptop. Chúng ta biết rằng nhiều người đang tìm kiếm những từ khóa liên quan đến Laptop và đa số sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn.

Làm sao đề biết có bao nhiêu người tìm kiếm từ khóa Laptop? Ngoài từ khóa rất cạnh tranh này, còn những từ khóa nào khác có thể mang lại doanh thu cho bạn không?

Hãy sử dụng Keyword Planner để nhận được câu trả lời.

Lưu ý cột Cạnh tranh có giá trị Cao, Trung bình, Thấp là đánh giá của Google về mức độ cạnh tranh của dịch vụ quảng cáo trả tiền (PPC), chứ không phải cạnh tranh về SEO.

Cạnh tranh “Cao” nghĩa là đang có nhiều người quảng cáo với từ khóa này. Bạn đề ý ở phía dưới, Google gợi ý ra những từ khóa liên quan. Ví dụ: Lap top, Laptop Mini, Laptop giá rẻ…

Bạn có thể lựa chọn và bể sung vào danh sách từ khóa cần làm SEO.

Bước 6: Xác định xu hướng tìm kiếm từ khóa.

Xem lượng tìm kiếm tăng hay giảm trong 12 tháng qua, mức độ quan tâm của người đùng tại mỗi thành phó, bằng cách sử dụng Google Trends.

  • Truy cập vào địa chỉ http://Google.com.vn/trends
  • Bạn nhập từ khóa cần kiểm tra, chọn:
  • Khu vực: Việt Nam
  • Thời gian: 12 tháng qua.

google trend

Biểu đồ sử dụng thước đo: 100% để so sánh mức độ quan tâm của thị trường giữa các thời điểm, giữa các vùng miền (thành phố) với nhau. Bạn có thể nhập thêm từ khóa khác (ví dụ: PC) để so sánh giữa các từ khóa.

Với Google Trends, bạn sẽ biết được ở thành phó nào người đùng quan tâm đến từ khóa gì nhiều hơn. Giả sử bạn thấy một thời điểm nào đó trong năm, người dùng quan tâm nhiều thì bạn có thể đự đoán thời điểm đó năm sau sẽ có thể là cơ hội kinh doanh rất tốt. Một số dịch vụ chỉ kinh doanh hiệu quả theo mùa vụ. 

Bước 7: Phân nhóm từ khóa giả sử bạn tìm được 100 từ khóa tiềm năng với lượng tìm kiếm đủ lớn.

Bây giờ bạn cân sắp xếp các từ khóa theo từng nhóm.

Ví dụ:

Laptop

  • Laptop Mini
  • Laptop Giá rẻ

Mobile

  • Mobile phone
  • Mobile TV
  • Mobile Internet

Việc phân nhóm từ khóa sẽ giúp bạn đễ quản lý bộ từ khóa của mình. Đồng thời bạn sẽ hình đung được cấu trúc website và những chủ đề nội dung cần có trên website.

Chẳng hạn, với hai nhóm từ khóa ở trên thì website của bạn cần có 2 menu (ứng với 2 chuyên mục) là Laptop và Mobile. Mỗi menu sẽ trỏ đến trang riêng chứa danh sách sản phẩm.

Hãy nhớ sử dụng càng ít nhóm càng tốt để tránh việc đặt quá nhiều thứ trên trang chủ.

Bước 8: Phân tích đối thủ và mức độ cạnh tranh của từ khóa

Việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn hình dung được mức độ khó của từng từ khóa, đông thời dự đoán được khả năng trang web của bạn có đạt được thứ hạng cao với từ khóa đó hay không.

Trong kinh doanh, bạn cần quan tâm tới những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đó là những đơn vị bán cùng loại sản phẩm và hướng tới cùng thị trường mục tiêu với bạn.

Những đối thủ này có thể không mạnh về SEO hay Internet Marketing, thậm chí họ chưa hề có website hay kinh doanh trên mạng.

Có hai loại kết quả trên trang kết quả tìm kiếm:

  • Trang web của đối thủ cạnh tranh
  • Trang web không phải đối thủ, ví dụ: tin tức, rao vặt,…

Bạn nên tập trung vào những đối tượng nào? Chắc chắn đó là web của đối thủ cạnh tranh trực tiếp rồi. Có nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa, như: uy tín tên miền (Domain Authority), uy tín trang web (Page Authority hoặc Page Rank) của những kết quả nằm trong trang đầu. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các đối thủ cũng như chính bản thân website của bạn.

Khi đã hiểu rõ về SEO, bạn có thể biết được ai đã SEO tốt và mình có thể vượt qua được hay không. Vì bạn mới làm SEO, chúng ta sử dụng các số liệu dưới đây để đánh giá mức độ cạnh tranh:

  • Số lượng kết quả khi tìm [ intitle: “từ khóa” ] lớn hơn 100.000 được coi là cạnh tranh cao.
  • Nếu thấy có nhiều quảng cáo trả tiền ở trên trang đầu nghĩa là cạnh tranh cao. Bởi vì bạn phải chiến đấu với hơn 10 đối thủ để giành được khách hàng.
  • Trang 1 có loại kết quả nào? Nếu toàn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì bạn sẽ phải chiến đấu vất vả. Nếu chỉ là những bài viết thì bạn sẽ dễ đàng vượt qua.

Để phân tích kỹ hơn, bạn có thê truy cập vào trang web của những đối thủ trực tiếp, đi qua các liên kết từ trang chủ đến những trang khác.

Bạn sẽ hiểu được đối thủ đang bán gì, chiến lược nội dung của họ, thậm chí cả cách họ quảng bá và xây dựng hệ thống website như thế nào.

Hãy trải nghiệm như người mua để biết quy trình bán hàng của đối thủ: Website có ấn tượng không? Chiến lược bán hàng? Các chương trình khuyến mại, cam kết?

Và cuối cùng là hãy dùng thử sản phẩm và xem họ chăm sóc khách hàng cũ như thế nào… Chắc chắn bạn sẽ học hỏi được điều gì đó để cải thiện công việc kinh doanh online của mình.

Hãy nhìn vào cách họ viết tiêu đề, mô tả, cách đặt menu và cả những liên kết ở chân website, bạn có thể hình dung ra những từ khóa chính mà đối thủ đang hướng đến.

Hãy truy cập vào www.alexa.com/siteinfo/famemedia.edu.vn (thay famemedia.edu.vn bằng tên miền bạn cần phân tích) để xem đánh giá về lưu lượng truy cập vào website.

Bạn sẽ biết website có khách hàng thông qua những từ khóa nào, nguồn khách hàng đến từ đâu… Ngoài ra bạn cần xem đói thủ đang có liên kết từ những nguồn nào, từ đó lập kế hoạch xây dựng liên kết cho website của mình.

Hoàn thành nghiên cứu đối thủ, bạn biết được chính xác danh sách từ khóa, thời gian, công sức và những công việc cần thiết để trang web của bạn có được thứ hạng cao.

Thực hành: Lập bảng danh sách từ khóa

từ khóa là gì trong seo

 

 

Bước 9: Đánh giá độ khó từ khóa bằng: KWFinder.com

KWFinder là công cụ cực hay, giúp bạn nghiên cứu từ khóa phục vụ cho SEO vô cùng hiệu quả. Nó cung cấp cho bạn danh sách các từ khóa liên quan, cùng với số lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh của từng từ khóa.

Giao diện rất đơn giản, dễ dùng. Một công cụ tuyệt vời để bạn tìm được những từ khóa dải có mức độ cạnh tranh thấp (SEO dễ).

Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập KWFinder.com và đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký, bạn có 10 ngày sử dụng miễn phí. Chỉ phí hàng tháng cũng rất rẻ, chỉ khoảng $30/tháng.

Nếu bạn không muôn trả tiền có thể tạo nhiều tài khoản, mỗi tải khoản có I0 ngày sử dụng miễn phí.

Bước 1: Bạn nhập từ khóa cần kiểm tra, ví dụ: “Đồng hồ nữ”

Bước 2: Chọn quốc gia hoặc thành phó, ví dụ: Vietnam

Bước 3: Chọn ngôn ngữ, ví dụ: Vietnamese

Sau đó bấm vào nút “Find Keywords’°. Bạn sẽ thấy kết quả như hình bên dưới: Từ khóa “đồng hồ nữ” có 36.600 lượt tìm kiếm trong vòng 30 ngày gần nhất và có độ khó (KD ~ Keyword Difficulty) là 20/100.

Đây là từ khóa đễ SEO. Thường những từ khóa có KD nhỏ hơn 40 là những từ dễ.

Tiếp đến, bạn click vào nút “Filter” để lọc riêng danh sách các từ khóa lượng tìm kiểm (search volumne) > 100, độ khó tối đa 40 và là các từ khóa đài: 3 — 10 từ.

Kết quả là bạn sẻ có được danh sách các từ khóa dài, dễ SEO, và liên quan đến từ khóa chính. Bạn chỉ cần click chọn và đưa vào danh sách từ khóa cần làm SEO.

Vậy là xong! Bạn hãy dừng lại ở đây là thực hành luôn phần này nhé, sẽ khá thú vị đấy.

Bài viết mang tính chất chia sẻ kiến thức, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức hoặc thương mại